Những mạch núi dài kéo dài không dứt chạy hai bên đường quốc lộ. Dõi mắt nhìn ra xa, ngoài đá ra thì không thấy gì hết, ánh mặt trời gay gắt chiếu xuống mặt đá phản xạ ra những tia sáng rực rỡ, tựa như vầng hào quang thắng lợi trong cuộc chiến tranh đoạt không gian sinh tồn với màu xanh của thực vật ? Đá ở đây có màu xám hay xám đen nhưng xe đi qua một nơi gọi là Tây Hồ trấn, đá lại biến thành màu đen tuyền, trông rất thần bí và khủng bố. Hai bên đường lúc nào cũng có thể thấy những bức tường đổ nát, và những cây cỏ lạc đà với sức sống mạnh mẽ đang ngoan cường chống lại sự khắc nghiệt của sa mạc. Tôi không khỏi thầm thở dài cảm thán trước nhiều loài thực vật còn chưa biết tên trong sa mạc đang dùng thân thể mình để ca ngợi sự sống, châm chọc tử thần chỉ còn cách mình trong gang tấc. Chợt có cảm giác hổ thẹn.
Chiều tối hôm sau, chúng tôi đến động đá Mạc Cao ở Đôn Hoàng.
Sau khi thưởng thức các bức bích họa trong động, tôi và Mũ Bò kiếm một chỗ mát mẻ ngồi nghỉ ngơi, bắt chuyện với một người làm công ở gần đó. Anh ta nói ở mé phải chỗ này có một dòng sông cạn, cạnh đó là một quần thể động đá còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, nên vẫn còn giữ nguyên được trạng thái nguyên thủy, đáng xem hơn ở đây nhiều. Người làm công đó còn nói cơ quan quản lý đã rào chỗ đó lại, người ngoài không được vào trong. Mũ Bò nháy mắt với tôi một cái, tôi hiểu ý, khẽ gật đầu đáp lại.
Đêm xuống, du khách tản về các nhà nghỉ, khu du lịch vắng tanh không một bóng người.
Núi Minh Sa dưới ánh trăng trông thật tĩnh lặng và thanh bình. Động đá Mạc Cao như hàng lông mày kéo dài dưới chân núi. Cạnh đó là một dòng sông đã cạn khô, lòng sông hằn lên những nếp như vẩy cá, lấp lánh dưới ánh trăng.
Tôi kéo tay Mũ Bò, chui qua những bụi cỏ rậm rạp, nhảy xuống bờ đập, chạy qua lòng sông, trèo lên bờ đối diện, chạy thẳng đến quần thể hang động bị rào kín bên phải hang đá Mạc Cao, chui vào một cửa hang rộng và cao. Dưới ánh trăng, một bức tượng phật lớn đứng sừng sững, do nhiều năm không được tu tạo lại, tượng phật đã mất tay mất chân, toàn thân phủ một lớp bụi dày, trên vai đùn một đống phân chim.
Tôi và Mũ Bò đi vòng vòng khắp nơi, tìm kiếm những thứ ly kỳ cổ quái. Hai người mò ra phía sau tượng phật, phát hiện một viên gạch có màu sắc rất khác những viên gạch khác, bèn tìm một cái gậy, cẩn thận moi nó ra, bật đèn lên soi vào bên trong, rồi thò tay vào mò mẫm, không ngờ mò ra được một chiếc tram bạc và một cái nhẫn ngọc. Cả hai đều rất kinh ngạc. Mũ Bò cẩn thận cầm lên quan sát, so sánh một lúc rồi cài tram lên mái tóc dài, còn chiếc nhẫn ngọc thì đeo vào ngón út của tôi.
Tiếp tục đi vào bên trong, hang đá giống như một mê cung khổng lồ, mỗi cửa hang đều có mấy lối ra khác nhau. Tôi lấy la bàn, đi thẳng theo hướng song song với lòng sông cạn. Cảm giác lúc này giống như đi qua một ngàn năm trăm năm lịch sử, hay như đọc muốn cuốn biên niên sử về văn hóa Tây Vực vậy. Cảm giác được đặt chân lên lịch sử, khiến máu trong người tôi nóng bừng lên.
Tôi đã từng có cảm giác tương tự như vậy một lần.
Năm đó tôi sang Ý du lịch, đến tận Herculaneum. Nơi này cũng giống như thành cổ Pompeii, đã bị núi lửa Vesuvius hủy diệt trong nháy mắt. Điểm khác nhau là Pompeii bị khói bụi lưu huỳnh vùi lấp, còn Herculaneum thì bị bùn đất chôn vùi, có lẽ còn thảm khốc và khủng bố hơn gấp bội. Hoàng hôn hôm ấy, tôi ngồi ở một góc phố Herculaneum mới được khai quật lên mặt đất, vuốt nhẹ lên tảng đá đã bị vùi lấp 1900 năm trước, cảm giác thật kỳ lạ, tựa như nhìn thấy chúa Jesu sống lại vậy. Lúc ấy, tôi không nén nổi tiếng thở dài, thầm nghĩ con người sống một đời trên thế gian này, rốt cuộc có thể để lại cái gì?
Cùng Mũ Bò trèo lại sang bờ bên kia, ngồi xuống cạnh một dòng suối, thở hổn hển vì mệt.
- Lần này có được coi là thám hiểm không ?
Mũ Bò hưng phấn nói.
- Không được, phải gọi là ăn trộm báu vật mới đúng
- Thế nào mới được gọi là thám hiểm ?
- Đến La Bố Lạp tìm xương người chết một ngàn năm trước, mang về nhà gối đầu.
- Như vậy có phải là lấy trộm văn vật không ?
Mũ Bò hỏi.
- Là lấy, không phải trộm. Nếu mà đem đi bán, thì mới là trộm. Chúng ta chỉ đổi chỗ của nó thôi. Để trong tủ kính lạnh lẽo của viện bảo tàng, làm sao bằng để dưới gối chúng ta vừa ấm áp vừa dễ chịu được.
- Tôi thích anh rồi đấy, chuyện gì cũng tìm được một lý do hợp lý, giỏi thật !
Tôi và Mũ Bò quyết định dựng lều ở bên bờ sông khô cạn.
Hai người chui vào trong lều, mở lỗ thông gió ra, vừa ngắm nhìn bầu trời đầy sao vừa nói chuyện. Mũ Bò muốn nghe chuyện thám hiểm, tôi bèn kể cho cô nghe câu chuyện. Heinrich Schliemann phát hiện ra thành cổ Tiryns, kể đến khi Mũ Bò kêu buồn ngủ mới thôi. Tôi chui ra khỏi lều, ngồi dưới ánh trăng, bật máy nghe nhạc lên nghe bài "Thời gian" của Hứa Nguy.
"Thời gian" có một sức mạnh làm lay động lòng người. Mỗi lần tiết tấu như nước chảy của nó vang lên, tôi phảng phất như nhìn thấy dòng thời gian đang chảy dưới chân mình như một dòng suối nhỏ, nước không quá mắt cá chân, lững lờ chảy qua. Tiếng đàn tao nên một không gian rộng lớn, tựa như những câu chuyện bể dâu đang chìm dần phía sau năm tháng. Mỗi lần nghe, tôi đều có cảm giác như mình đang đi xuyên qua con đường hầm của thời gian, quầng sáng lúc sáng lúc tối của hoàng hôn hắt lên gương mặt, phía trước là tương lai thần bí mịt mùng, phía sau là thanh xuân đã bị phung phí gần hết, cảm giác ấy, thật sự rất thương cảm.
Đột nhiên nghĩ tới một vấn đề: nếu như bây giờ mà chết, cả đời tôi sẽ hối hận nhất điều gì ?
Một chuyện là khi mẹ qua đời tôi không thể gặp mặt bà lần cuối. Chỉ có thể đứng dưới ống khói cao cao của đài hỏa thiêu, nhìn làn khói xanh nhàn nhạt tượng trưng cho mẹ bay lên trời cao. Làn khói xanh ấy, là ấn tượng cuối cùng của tôi về "mẹ". Sau đó tôi bắt đầu sống cuộc sống không nương không tựa: phiêu bạt giãy dụa giữa biển người mênh mông, không tìm được nơi để về, cũng không có gì để gửi gắm. Cho đến khi gặp được Bất Bất, có được em. Tuy chỉ là hình thức, nhưng đối với tôi đã là vô cung quý giá. Từ đó tôi đã học được cách gửi gắm ước mơ và hy vọng của mình vào Bất Bất, tìm kiếm sự ấm áp và an ủi ở nơi em.
Còn một việc nữa, là chia tay với Bất Bất, cũng không được gặp em một lần cuối cùng, cả một câu oán trách cũng không có cơ hội để nói.
Việc cuối cùng, có lẽ là muốn nói với Lông Mi một chuyện, nhưng mãi vẫn không thể mở miệng nói với em.
Nghĩ lại những gì mình coi là việc hối hận trong đời, thực ra cũng chỉ có thế, ngược lại còn cảm thấy thoải mái. Nếu gánh nặng của cuộc đời chỉ có vậy, tôi hoàn toàn có thể sống thoải mái hơn rất nhiều, không cần phải nghĩ ngợi mông lung làm gì nữa.
Rời hang Mạc Coa, chúng tôi lại đi Ngọc Môn Quan, Dương Quan, cuối cùng thì đến thành phố ma quỷ Ya Dan.
Trời đã gần tối, tôi quyết định dựng lều ngủ ngoài trời. Bên dưới vách núi cạnh đó là những bức tượng động vật, tượng đầu người bị gió bào mòn làm cho hình dạng trở nên hết sức kỳ quái, nhiều nhất là lầu tháp, tương thành. Tôi và Mũ Bò đều không khỏi thầm sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên vĩ đại.
Chợt nhớ tới bức Guernica của Picasso, một bức danh họa được sáng tác để kháng nghị lại quyết định phá hủy thành cổ Guernica. Có lẽ bởi vì ý nghĩa của cả hai đều nằm ở phá hoại và hủy diệt ? Guernica là sự phá hoại và hủy diệt dã man của con người với văn minh, Ya Dan lại là sự hủy hoại vô tình của thời gian với mặt đất. Hủy diệt xét về một ý nghĩa nào đó thì chính là sáng tạo. Ví dụ như sự hủy diệt thành phố cổ Pompeii, ngược lại tạo ra một cơ hội cho con người tìm hiểu lịch sử. Có lẽ tình cảm cũng vậy, biết đâu sự hủy diệt của tình cảm cũ, sẽ mang đến một cơ hội cho tình cảm mới nảy mầm ?
Tại sao chuyện gì cũng có thể làm tôi liên tưởng đến cái thứ được gọi là tình cảm đó vậy ?
Thật mệt mỏi.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi chạy thẳng tới Liễu Viên.
Chiếc moto ba bánh không biết mệt mỏi cắt ngang sa mạc Gobi nóng bỏng.
Nghe lại mấy bài nhạc Country cũ như "Tie a Yellow Ribbon Round the Old Oak Tree", "Take me home Country road", cảm nhận sâu sắc phong thổ nhân tình miền Tây đất nước. Mũ Bò gác chiếc ủng dài của mình lên thùng xe. Hôm nay cô ta mặc một chiếc váy bò rất ngắn, tà váy tung bay theo gió, làm đám lái xe chạy qua đều tròn mắt ra nhìn, thi thoảng lại vang lên tiếng huýt sáo cợt nhả. Mũ Bò cũng huýt sáo đáp lại.
- An ủi nhãn cầu của đám lái xe hả ?
Tôi hỏi đùa.
- Ừ. Thực ra bọn họ rất vất vả, cho họ thưởng thức một chút cũng không sao.
Mũ Bò nở một nụ cười giả tạo.
- Xem "Sắc Tình Sa Mạc" chưa ?
- Có gì không ? Đàn ông trong sa mạc cưỡng dâm đàn bà con gái hả ?
- Ngược lại ấy chứ. Đàn ông trong sa mạc còn cưỡng dâm cả đàn ông nữa cơ !
Phong cảnh dọc đường làm tôi say mê nhìn ngắm.
Những mạch núi dài kéo dài không dứt chạy hai bên đường quốc lộ. Dõi mắt nhìn ra xa, ngoài đá ra thì không thấy gì hết, ánh mặt trời gay gắt chiếu xuống mặt đá phản xạ ra những tia sáng rực rỡ, tựa như vầng hào quang thắng lợi trong cuộc chiến tranh đoạt không gian sinh tồn với màu xanh của thực vật ? Đá ở đây có màu xám hay xám đen nhưng xe đi qua một nơi gọi là Tây Hồ trấn, đá lại biến thành màu đen tuyền, trông rất thần bí và khủng bố. Hai bên đường lúc nào cũng có thể thấy những bức tường đổ nát, và những cây cỏ lạc đà với sức sống mạnh mẽ đang ngoan cường chống lại sự khắc nghiệt của sa mạc. Tôi không khỏi thầm thở dài cảm thán trước nhiều loài thực vật còn chưa biết tên trong sa mạc đang dùng thân thể mình để ca ngợi sự sống, châm chọc tử thần chỉ còn cách mình trong gang tấc. Chợt có cảm giác hổ thẹn.
Trên con đường trải nhựa thẳng tắp, thấp thoáng xuất hiện một bóng người.
Trời nóng bức. Măt đường bốc lên một luồng khí nóng, nhìn từ xa, trông như một đầm nước, còn người kia thì đang đung đưa đi trên mặt nước. Lái xe lại gần. Là một người đàn ông, mặc quần áo bò, lưng đeo balô to nhưng bước đi vẫn rất nhanh nhẹn dứt khoát.
"Trông có giống Brad Pitt trong phim "Thelma & Louise" không ? Cho người ta đi nhờ một đoạn nhé ?"
Mũ Bò nhìn người đàn ông lạ, cảm thấy rất hứng thú.
Nhìn vẻ mặt đầy hi vọng của Mũ Bò, tôi đành gật đầu, cho xe giảm giần tốc độ, rồi dừng lại cạnh người đàn ông kia.
"Này ! Đi đâu đấy ?"
Mũ Bò vươn người ra hét lên.
Người đàn ông kia dừng bước nhìn sang phía chúng tôi, rồi ném bịch chiếc ba lô xuống đất, làm cát bay tung tóe.
"Ca Thập"
Người đàn ông lấy tay che mắt, nhìn về phía trước.
"Du lịch à ?"
"Không, đi khảo cổ."
"Khảo cổ ?"
Mũ Bò nghiêng đầu nhìn tôi, cười thích thú.
"Không phải chuyên nghiệp, chỉ là nhà khảo cổ nghiệp dư thôi, chơi cho vui ấy mà !"
Anh ta khiêm tốn nói.
"Anh đi bộ thế này à ?"
"Dọc đường cũng có bắt xe đi nhờ, nhưng đoạn này không có xe nào, đành đi bộ cho xong."
Người đàn ông hình như đã lâu chưa được uống nước, khóe miệng khô cong, giọng nói khàn khàn, vừa nói vừa không ngừng nuốt nước miếng.
Mũ Bò lấy cái bình nhỏ đựng Whiskey của tôi đưa cho đối phương. Người đàn ông bán tín bán nghi nhận lấy, thử một ngụm nhỏ, liếm liếm mép, nhìn chúng tôi cười cười rồi lại làm thêm mấy ngụm nữa. Điệu bộ lúc uống rượu của người đàn ông rất thoải mái tự nhiên, làm Mũ Bò nhìn đến ngây cả người ra. Thực ra, những động tác hay ánh mắt tưởng chừng như rất vô ý của người khác giới lại là thứ vũ khí hiệu quả nhất khiến cho đối phương rung động.
Người đàn ông chừng ba bốn mươi tuổi, râu ria xồm xoàm, trên mặt đầy những mụn là mụn, có lẽ hậu quả của việc phơi nắm lâu ngày. Tóc anh ta rất dài, bẩn thỉu và xù lên như một chiếc kẹo bông.Anh ta mặc một chiếc sơ mi kẻ, tay áo xắn lên tận bắp tay, quần bò rách lỗ chỗ. Mặt mũi thì không thể nào so sánh với Brad Pitt, nhưng so với Travis trong "Paris, Texas" thì chắc cũng không kém là mấy.
Chúng tôi cho nhà khảo cổ nghiệp dư lên xe, tiếp tục hành trình đi về phía trước.
Anh ta tốt nghiệp khoa lịch sử của một trường đại học danh tiếng từ rất sớm, được phân bổ về phòng tuyên truyền của một cơ quan nhà nước, công việc nhàm chán đến phát ngấy, bèn dứt khoát thôi việc ra chợ đêm bày sạp hàng buôn bán. Anh ta chuyên bán mấy thứ đĩa của Đặng Lệ Quân hay Lưu Văn Chính, gặp đúng giai đoạn mọi người đổ xô đi mua nên cũng kiếm được chút ít. Thế là bắt đầu đi khắp các khu di chỉ trên toàn quốc, chẳng nghiên cứu được gì mà tiền thì tiêu hết sạch, đành phải về tiếp tục đi buôn. Lần này anh ta chuyên bán mấy thứ quần áo có in chữ "đang bận, đừng làm phiền" ... lại gặp đúng thời vụ, kiếm được một khoản kha khá, vậy là lại lên đường đi nghiên cứu khảo cổ ... cứ lặp đi lặp lại như vậy, lưu lạc tới tận bây giờ.
Mũ Bò say mê lắng nghe anh ta kể chuyện, rồi hào hứng nói theoi. Mặt đường gập ghềnh, cô nàng liền dứt khoát ngửa đầu gối lên người anh chàng phía sau, dáng vẻ rất thân mật.
Tôi mừng thay cho họ. Trên sa mạc mênh mông gặp được người tình đầu ý hợp như vậy thật không dễ, cần phải trân trọng và hưởng thụ
Chúng tôi tới Liễu Viên vào buổi chiều. Chặng đường dài vất vả cộng với quá tải, chiếc xe ba bánh khò khè một tiếng rồi dừng xịch lại, không làm cách nổ máy đi tiếp được. Tôi kiếm điện thoại gọi về cho người bạn ở Gia Du Quan, xin lỗi rối rít, rồi đẩy xe đến tiệm sửa xe mà anh ta cho địa chỉ. Ông thợ cả cẩn thận kiểm tra toàn bộ xe, rồi nói phải ba bốn ngày mới sửa xong. Tôi đành để lại tiền, rồi tìm cách khác lên đường.
Ba người ngồi bên vệ đường, rầu rĩ vì không biết làm cách nào đến được Thổ Lỗ Phồn.
Khó khăn lắm chúng tôi mới bắt được một chiếc xe hàng lớn, sau khi mặc cả xong giá tiền, cả ba liền trèo lên xe. Tôi ngồi ở thùng xe phía sau, để hai người bọn Mũ Bò ngồi trên mà tiếp tục thân mật. Xe đi qua hẻm núi Tinh Tinh, rời khỏi Cam Túc, tiến vào địa phận Tân Cương. Đêm xuống, nhiệt độ trên sa mạc giảm xuống nhanh chóng, toàn thân tôi lạnh cóng, thùng xe thì trống rỗng, chỉ có mấy tấm vải bạt rách nát, đành vơ vào quấn quanh mình cho đỡ rét. Cảnh vật ban đêm thật buồn chán, nhưng tôi sợ lạnh nên không dám ngủ, đành ngồi đần người ra ngắm sao trên trời, nghĩ ngợi lung tung, không hiểu sao lại nghĩ đến chiếc kính thiên văn của Lông Mi. Lúc tôi sắp bị lạnh cóng lại thì xe hàng cuối cùng cũng chịu dừng lại trước cửa một nhà trọ ven đường.
Ngôi nhà này rất sơ sài. Tường bao đều dùng đá chát xi măng đắp thành, nóc nhà là mấy thanh gỗ thô sần sùi gối lại với nhau, bên trên trải một lớp cỏ lác thật dày, thân cỏ rất cứng. Giữa nhà còn có mấy chiếc cột gỗ sần sùi, to như cái chậu để đỡ cho nóc nhà.
Chủ quán đốt lửa, tôi phải ngồi sưởi một lúc lâu mới thấy ấm áp trở lại.
Đồ ăn rất phong phú: mấy chiếc bánh nướng, một chậu cơm bốc, bánh tháp, thịt bò xào khoai tây cà chua, mì Tân Cương. Chúng tôi ăn ngấu nghiến như hổ đói, chỉ một lát đã tiêu diệt sạch sẽ cả bàn thức ăn đầy ự. Ăn xong, chủ quán dẫn chúng tôi về phòng ngủ. Giường ghép kiểu phía Bắc, bên dưới xếp đá, rồi phủ thêm một lớp cỏ, trải thảm lên trên vậy là thành giường. Ông chủ để lại mấy người đàn ông chúng tôi trong phòng rồi dẫn Mũ Bò qua phòng dành cho nữ. Được một lát thì chợt nghe có tiếng kêu thảm thiết vang lên. Mũ Bò chạy vụt ra ôm chặt lấy anh chàng khảo cổ, sắc mặt trắng bệch cắt không ra giọt máu. Mấy người cùng chạy qua xem, thì thấy ở góc giường có một lỗ lớn, một con chuột to tướng thò đầu ra nhìn chúng tôi, rồi quẫy đuôi một cái, lừ lừ chui vào lỗ. Cô nàng sống chết thế nào cũng không dám ngủ. Anh chàng khảo cổ đành dẫn cô nàng ra ngoài cắm trại, còn tôi và tài xế thì ngủ trong phòng.
Sau khi trừ đi nạn chuột, và cả những con côn trùng nhỏ lương thiện không cắn người nấp trong tấm nệm cỏ, căn phòng và chiếc giường lại tiếp tục thực hiện công năng của nó. Không gian thô lậu sơ sài mang theo vẻ thần bí lạ thường, làm tôi chợt nhớ đến bài hát "Hotel California". Một lúc sau thì tiếng ngáy khò khè như lợn rống của tay lái xe vang lên. Tâm cơ máy động, tôi bèn khẽ huýt sáo theo điệu nhạc "Hotel California", tay tài xế liền yên lặng trở lại một cách thần kỳ. Huýt sáo được hết bài thì miệng đã mỏi nhừ, không khép lại được. Nằm mãi mà chẳng thấy buồn ngủ, tôi bèn lấy cuốn "Con người và mặt đất" của Antonie de saint expupery ra, bật ngọn đèn nhỏ ở đầu giường ra đọc. Trong sách có một câu như thế này:
"Kiến thức mà mặt đất dạy chúng ta còn sâu rộng hơn bất cứ sách vở nào."
Không nén nổi cảm xúc dâng trào trong lòng, tôi đứng dậy mặc quần áo, đi ra ngoài.
Sa mạc Gobi về đêm hoang vắng tiêu điều còn hơn ban ngày. Chỉ có những ngôi sao đang vô tư dâng hiến chút ánh sáng nhỏ nhoi chỉ đủ để mang lại tín niệm cho con người, nhưng lại chẳng hề có chút ý nghĩa gì với trái đất này cả !
Chợt có một ý nghĩ đên rồ, muốn đi, đi mãi về phía đó.
Có điều lý trí tôi vẫn còn đủ tỉnh táo. Đi về phòng, bật máy nghe nhạc lên nghe mấy bài của Egima, rồi chìm vào giấc ngủ.
Đối với tôi, rốt cuộc ai mới là "mặt đất" đây ?
Buổi trưa hôm đó, xe hàng đến một thị trấn nhỏ hoang vu, dừng lại để thêm nước.
Thị trấn này rất nhỏ, chỉ có mấy gian nhà đá, nằm rải rác trên sa mạc mênh mông, lưa thưa lác thác, nhìn có cảm giác như là các núi lửa trên bề mặt mặt trăng vậy. Ở sa mạc miền Tây này giờ chỉ còn rất ít những thị trấn như vậy.
Tay lái xe xách thùng nước nhảy xuống trước. Chúng tôi cũng xuống theo, vươn tay vươn chân cho giãn gân cốt, rồi đi dạo một vòng xung quanh thị trấn. Thị trấn này có một quán ăn nhỏ, bên trong có một ông lão người Duy cởi trần, tay phe phẩy quạt, mắt lim dim gật gù. Gần đó là một xưởng sửa xe, bác thợ cả đội cái mũ nhỏ của người tộc Duy đang lắp lốp xe, thi thoảng lại ngước mắt lên nhìn chúng tôi. Cạnh xưởng xe là một quán trọ nhỏ, một người đàn bà đầu đội khăn thêu đang bế con ngồi trước cửa, ánh mắt thờ ơ tuyệt vọng. Bên cạnh bàn bi a cách đó không xa lắm, có hai thanh niên người Duy đang ngắm nghía đường cơ.
Một ông già người Duy đang ngồi xếp bằng trên chiếc ghế dài ven đường, nắm mắt chơi đàn Donbura, âm thanh cót ca cót két khó nghe truyền đi khắp thị trấn nhỏ. Xung quanh cát bụi bay tứ tung, rơi cả vào cái bát to để bên cạnh ông già. Tôi ngồi xổm cạnh đó nghe ông chơi đàn, còn Mũ Bò thì kéo anh chàng khảo cổ đi ra chỗ bàn bi a.
Ông già đàn một lúc rồi dừng lại lấy thuốc ra hút, cầm bát nước lên, thổi bay cát bụi bên nổi bên trên đi, rồi cẩn thận uống mấy ngụm, sau đó đặt bát xuống, súc súc miệng, đưa mắt nhìn tôi cười cười, đưa cây đàn Donbura cho tôi. Tôi đón lấy, thử chơi như chơi đàn ghita, định đánh một bài "A La Mộc Hãn" nhưng quả thực đàn ghita và Donbura là hai loại nhạc cụ hoàn toàn khác nhau, muốn điều âm cũng không biết làm thế nào. Tôi đành trả lại đàn cho ông già. Không ngờ ông già như đọc được ý nghĩ của tôi, bật ngón tay chơi ngay bài "A La Mộc Hãn", tất nhiên là vẫn cực kỳ khó nghe. Ông già nhìn tôi bật cười khanh khách, tôi cũng cười cười đáp lại, vừa cười vừa đếm xem trong miệng ông còn lại mấy chiếc .
Đứng dậy sang chỗ bàn bi a.
Anh chàng khảo cổ đưa cây cơ cho tôi. Mặt bàn mấp mô, rất khó đánh. Tôi cúi sát người chọc một gậy. Cậu thanh niên tộc Duy đánh một quả bi màu vào lỗ, nhìn tôi cười cười, dáng vẻ rất thật thà, rồi lại đánh một cơ nữa, bi không lọt lỗ. Đột nhiên một trận gió nổi lên làm cát bụi bay tứ tán. Tôi cầm lấy cây cơ, cúi người đánh tọt một quả bi khoang vào lỗ, rồi lại đánh thêm một quả nữa lọt lỗ, điều chỉnh hô hấp, đẩy quả bi khó nhất ở góc bàn vào lỗ, bi màu trắng đập vào mép bàn rồi đụng vào quả bi khoang cuối cùng, đẩy nó đến sát miệng lỗ. Tôi mỉm cười đưa cây cơ cho Mũ Bò. Cô nàng ngoáy mông đi lại gần bàn bi a, động tác rất gợi tình, nhẹ nhàng chọc nhẹ đầu cơ vào bi trắng, đẩy quả bi khoang cuối cùng chầm chậm rơi vào lỗ. Mũ Bò ngoáy ngoáy mông một cách khoa trương, làm mọi người ở đó đều cười ồ lên.
Tôi với anh chàng khảo cổ ngồi cạnh đó, lặng lẽ ngắm Mũ Bò và hai cậu thanh niên người Duy chơi bi a. Hai cậu chàng mặc áo sơ mi hoa văn, đội chiếc mũ nhỏ của người dân tộc, đi giày trắng, khiêm tốn hồn hậu, thậm chí thật thà đến khiến chúng tôi cảm thấy hơi đau lòng.
- Tuổi trẻ thật tuyệt, đáng tiếc lại bị chôn vùi ở chốn sa mạc hoang vu này.
Anh chàng khảo cổ thở dài nói.
- Cũng chưa chắc, có lẽ họ đang than vãn cho tuổi trẻ bị chôn vùi chốn thành thị ồn ào náo nhiệt của chúng ta cũng nên ! Hoàn cảnh khác nhau thì quan điểm sống cũng khác nhau mà !
Tôi nói.
- Hoàn cảnh khác nhau thì quan điểm sống cũng khác nhau ? Câu nói này có ý nghĩa đấy !
Anh ta vỗ nhẹ lên vai tôi, cười cười.
Có lẽ đã lâu lắm rồi hai cậu thanh niên người Duy chưa nhìn thấy cô gái nào ăn mặc sexy như Mũ Bò, thỉnh thoảng lại thấy hai cậu chàng len lén nhìn trộm cặp giò trắng muốt của cô nàng. Mũ Bò cũng nhận ra, bèn dứt khoát bò cả người lên bàn để ngắm đường cơ, để hở cả quần trong ra ngoài.
- Đấy gọi là dùng sức sống của tuổi trẻ để góp phần xây dựng biên cương !
Lúc trèo lên xe, Mũ Bò hào hứng giải thích.
Tôi chợt nhớ lại cảnh xe tăng Liên Xô tiến vào Tiệp Khắc, các cô gái Praha đều mặc váy ngắn đến độ làm người ta phát hãi, chặn trước mũi xe tăng, ôm lấy những người đàn ông Tiệp chưa bao giờ gặp mặt, vén váy lên hôn nhau cuồng nhiệt, cố ý kích thích sự ham muốn của các chiến sĩ Liên Xô, làm cho họ mất đi ý chí chiến đấu.
Tình dục là một loại vũ khí.
Đáng tiếc là ở cái thành phố nơi tôi đang sống kia, thứ vũ khí đó đã bị lợi dụng một cách quá đà.
Chẳng mấy chốc, thị trấn nhỏ cùng tiếng đàn Donbura thân thiết mà khó nghe của ông già và tuổi xuân của hai chàng thanh niên người Duy.
Chiều tối hôm ấy, chúng tôi đến Thổ Lỗ Phồn.
Lái xe phải tiếp tục lên đường đến Karamay, nhiệt tình ôm chặt chúng tôi chào tạm biệt. Tôi, Mũ Bò và anh chàng khảo cổ đổi xe đi tới thành cổ Cao Xương. Những chiếc xe lừa trang trí sặc sỡ chạy qua chạy lại trong khu phong cảnh, trông rất tức cười. Chúng tôi ngồi ở nơi Đường Huyền Trang giảng kinh một lúc, cuối cùng cũng chịu không nổi sự ồn ào náo nhiệt, bèn lặng lẽ bỏ đi. Tìm đến thành cổ Giao Hà bên hai dòng sông. Nơi được bảo tồn khá hoàn hảo, ít nhất là cũng không có xe lừa. Ba người chúng tôi đi một vòng xem hết quần thể tháp, khu dân cư, phường thủ công, chùa chiền, giếng cổ, phố xá, rồi trốn nhân viên quản lý, lén lút dựng trại ngay trong thành cổ.
Dưới ánh trăng, chúng tôi ngồi dựa lưng vào bức tường đất đã có mấy ngàn năm lịch sử, cùng uống whiskey, nói chuyện quá khứ, bàn chuyện tương lai.
Tôi với anh chàng khảo cổ nói chuyện về mấy phát hiện khảo cổ có giá trị nhất, và ảnh hưởng của chúng với văn hóa hiện nay. Đứng đầu đương nhiên là Pompeii và Herculaneum . Hai thành phố cổ ở tận Italy cũng có lịch sử vĩ đại như thành cổ Giao Hà nơi chúng tôi đang ngồi đây, khác biệt chỉ là phong cách kiến trúc và vật liệu xây dựng, cùng với đặc điểm chính trị văn hóa. La Mã và nhà Hán khi ấy đều phát triển rực rỡ như nhau. La Mã thì thống trị toàn bộ vùng Địa Trung Hải, còn nhà Hán thì khống chế cả vùng Đông Á, mỗi bên hùng cứ một phương. Thậm chí so với La Mã, triều nhà Hán còn ổn định hơn rất nhiều, theo lý thông thường phải phát triển nhanh hơn mới đúng. Nhưng sự thực thì không phải vậy. Từ thời Hi Lạp cổ đại đến thời La Mã, người châu Âu đều chỉ quan tâm đến một thứ là "dân chủ", còn ở Trung Quốc xã xôi, con người mãi cũng chỉ thảo luận một vấn đề duy nhất, đó là "hoàng quyền", thứ này đã bị coi trọng quá mức đến tận hai ngàn năm sau. Có lẽ căn nguyên lịch sử lâu đời nhất tạo nên khoảng cách to lớn giữa châu Á và phương Tây chính là ở đây.
- Ước mơ của tôi là phát hiện được một di chỉ đẹp như thành cổ Lâu Lan vậy.
Anh chàng khảo cổ nói.
- Tôi thì muốn tìm một người để yêu.
Có lẽ uống hơi quá chén, nên tôi đã lần đầu nói ra những câu như vậy, thầm cảm thấy chua chát trong lòng !
Len lén hé mắt nhìn Mũ Bò và anh chàng khảo cổ, cũng may mà họ không để ý tôi nói gì.
- Tôi muốn tìm một người có thể điều khiển được tôi, bởi vì tôi là một con ngựa hoang.
Mũ Bò vừa nói vừa ngân nga một bài hát của Trịnh Quân, lời ca cũng từa tựa như vậy.
Tôi thấy rất thấm thía.
Có lẽ tình yêu, chính là quá trình học cách điều khiển một con ngựa hoang ?
Hay là bị điều khiển ?
Sáng hôm sau, tôi tiễn hai người bạn mới quen lên xe đường dài đi Korla, rồi một mình đi tới Urumqi.
Trát Ba giải thích, cách lý giải về sự sống và cái chết của người Tạng và người Hán không giống nhau.
Thực ra sống và chết, đều chỉ là một chặng đường. Huống hồ Kha Lan còn là một cô nhi.
Trên đời này không còn tình yêu nào dành cho Kha Lan lớn bằng tình yêu của Trát Ba ! Như vậy thì còn gì mà phải áy náy nữa.
Tôi tìm được một nhà trọ vừa rẻ vừa an toàn ở Urumqi .
Dự định ở đây đợi những người thám hiểm ngoài trời, rủ họ cùng thuê xe tới thành cổ Lâu Lan.
Thành phố xa lạ. Buồn chán không có việc gì làm, tôi bèn ra phố đi loanh quanh, đến khu chợ, đi lang thang giữa các sạp hàng chật chội, hàng hóa hầu như cũng giống nhau: vải dệt của người Duy, cung tên, đao kiếm, đàn Donbura, đồ da thật, hoa sen tuyết ...
Có một gian hàng rất đặc biệt, treo đầy các loại sừng động vật khác nhau, còn có cả lông chim nữa. Trên bàn bày đủ thứ kỳ lạ như răng động vật, xương hóa thạch. Tôi đặc biệt chú ý đến những chiếc răng, có chiếc dài nhọn, có chiếc ngắn ngủn, có chiếc to tròn, có chiếc nhỏ xíu, có chiếc được xuyên dây đỏ qua để đeo, có chiếc thì để trơn chẳng có gì hết. Anh chàng chủ tiệm ngồi sau bàn, ăn mặc kiểu người Tạng, cúi đầu chăm chú mài một chiếc răng dài.
Tôi hỏi anh ta đây là lông chim gì ? Chủ tiệm lười nhác ngước mắt lên nhìn tôi một cái, nói là lông chim ưng đầu hói. Tôi lại chỉ tay vào mấy chiếc răng trên bàn hỏi tiếp. Anh ta không có vẻ muốn trả lời lắm, giọng nói có vẻ bực bội, nói có răng sói, răng hổ cả răng báo nữa. Tôi hỏi cái nào là răng báo, thì anh ta nghĩ gì đó một lúc, rồi đưa cái răng đang cầm trên tay cho tôi. Tôi đón lấy, cẩn thận xem xét, đúng là một chiếc răng của một trong những loài động vật kiêu ngạo hung tàn nhất. Rất tròn, độ cong tự nhiên, đúng là một chiếc răng đẹp vào loại hiếm thấy. Chủ tiệm chỉ cho tôi xem chỗ sáp vừa bọc ở chân răng để phòng mối mọt, nói rõ đây là răng thật.
Tôi mua luôn chiếc răng đó.
Thử dò hỏi:
- Đúng là răng báo thật chứ ?
- Bạn bè đâu phải để gạt.
Chủ tiệm cúi gằm mặt xuống nói, không nhìn thấy nét mặt anh ta thế nào.
Chúng tôi tiếp tục nói chuyện. Có lẽ tại vì đều thích thám hiểm khảo cổ nên hai chúng tôi rất hợp nhau. Chủ tiệm rất hào phóng, cứ nằng nặc đòi mời tôi ăn cơm. Tôi giúp anh ta thu dọn sạp hàng, rồi kéo nhau vào một quán cơm Tân Cương gần đó vừa ăn vừa nói chuyện.
Anh ta tên Trát Ba, là người Tạng.
- Sao anh không ở Tây Tạng, không phải chỗ đó làm ăn dễ hơn sao ?
Tôi hỏi.
- Bạn gái tôi là người Tân Cương, không cần nhiều tiền, chỉ cần được sống với nhau thôi.
Trát Ba điềm đạm trả lời.
- Những thứ này anh mua buôn lại hả ?
- Không hẳn. Một phần là mua của người đi buôn, còn hầu hết là đến chỗ của dân du mục để thu mua. Cứ hai tháng lại đến Nam Cương một lần, tìm tới những nơi ở ráp gianh sa mạc thu mua, rồi mang về bán lấy tiền.
Câu chuyện của Trát Ba làm tôi cảm thấy hứng thú lạ kỳ, hỏi xem lần sau có thể dẫn tôi đi được không ? Trát Ba cười cười lắc đầu, nói không được. Anh ta chưa bao giờ cho người lạ đồng hành, trừ phi là bạn bè. Tôi nhún vai tự giễu cợt, nâng chén mời Trát Ba uống rượu. Lúc thanh toán anh ta kiên quyết đòi trả tiền, lý do là "hôm nay tôi đã lấy của anh không ít tiền rồi." tôi cảm thấy lòng mình nóng dần lên, đặc biệt thích thú anh chàng người Tạng vừa thành khẩn thật thà nhưng cũng không mất đi vẻ hào sảng tự nhiên này.
Để đáp lại bữa cơm, tôi mời Trát Ba đi uống rượu. Ấn tượng của anh ta về tôi cũng không tệ lắm, nên liền vui vẻ đồng ý.
Hai người chui vào một quán bar nhỏ.
Vừa vào trong đã nghe thấy tiếng nhạc bài "Sgt Pepper's loney hearts club band" của The Beatles. Mỗi lần nghe bài hát này là tôi lại nhớ đến cái tên tiếng Trung đọc muốn méo miệng của nó: "Ban Nhạc Câu Lạc Bộ Các Hạ Sĩ Cô Đơn" Thật không hiểu tại sao mấy ông già The Beatles lại nghĩ ra được cái tên này ? Càng nghĩ tôi lại càng nghi ngờ không biết tế bào não của họ có phải do thượng đế đặc biệt chế tạo và lắp ráp riêng hay không, ít nhất thì cũng rất khác với người bình thường ? Không có The Beatles, thế giới này không biết đã mất đi bao nhiêu niềm vui. Cũng giống như cuộc sống không có tình yêu vậy.
Chúng tôi gọi hai chai bia của địa phương sản xuất, vừa uống vừa nói chuyện. Trát Ba hình như không quen đến bar lắm, cứ hỏi này hỏi nọ mãi. Tôi vừa cười vừa lần lượt giải thích cặn kẽ từng câu một.
- Ai đang hát thế ?
Trát Ba uống một ngụm lớn rồi hỏi.
- Một ban nhạc ở Anh, tên là The Beatles.
Tôi nhấm một ngụm bia, mỉm cười đáp.
- Bọn họ đều để tóc dài hết à ?
- Từng để thôi. Tôi thích họ để tóc dài, cả các tác phẩm họ sáng tác lúc ấy nữa.
- Liệu người này có đến Trung Quốc hát không nhỉ ?
- Muốn đến cũng không được. Họ không phải là một người, mà là bốn người. Hơn nữa có hai người đã chết rồi.
Trát Ba trầm ngâm nói:
- Vậy thì chắc là họ rất khó chịu, trên đời này chẳng còn gì quan trọng hơn bạn bè cả.
Không hiểu tại sao, mỗi lời của Trát Ba đều khiến tôi cảm động.
Không khỏi nhớ lại cái chết của một thành viên The Beatles, George Harrison.
Lần đó tôi ngồi xe bus đường dài từ Malaisia sang Singapore. Đường dài, tôi thấy buồn ngủ, bèn bật The Beatles lên nghe, quả nhiên tỉnh táo hẳn. Một người Singapore ngồi bên cạnh tôi đang đọc báo, tờ báo đó dành hẳn một bài ở vị trí nổi bật để viết về cái chết của George Harrison. Tôi và ông ta vốn không thân không thích, đáng lẽ phải như nhìn thấy một người bị xe đụng chết trên đường, chỉ thở dài mấy tiếng rồi thôi. Thế nhưng chẳng hiểu sao tôi lại thấy lòng mình nhói đau, cái đau còn giữ lại rất lâu.
Hai người chìm sâu vào dòng suy tưởng, không ngừng nốc bia, không khí trở nên bức bối ngột ngạt.
Lúc này trong loa vang lên bài "Hey ! Jude" của The Beatles.
Trát Ba nói thích, lắc lư đầu theo tiếng nhạc. Đến đoạn "La la la la, hei! Jude!" Tôi bắt trước John Lennon và Harisson hét lên, Trát Ba cũng hét lên theo tôi, làm khách ở mấy bàn bên cạnh đều mắt tròn mắt dẹt ngó sang nhìn.
Một cô gái người Duy thẹn thùng bước vào.
Đó là Kha Lan, bạn gái của Trát Ba, làm hướng dẫn viên du lịch. Nghe nói là một cô nhi.
Nói đến chuyện này, Trát Ba có vẻ rất vui. Nhìn vẻ mặt ngờ nghệch của tôi, Trát Ba giải thích, cách lý giải về sự sống và cái chết của người Tạng và người Hán không giống nhau, thực ra sống và chết đều chỉ là một chặng đường. Huống hồ Kha Lan còn là một cô nhi. Trên đời này không còn tình yêu nào dành cho Kha Lan lớn bằng tình yêu của Trát Ba ! Như vậy thì còn gì mà phải áy náy nữa.
Tôi nghe mà tim như đau thắt lại, cảm thấy thật hổ thẹn.
Hổ thẹn vì những ngày tháng hoang đàng trong quá hứ, hổ thẹn vì cái thứ tình yêu giả tạo không kết quả với Bất Bất, hổ thẹn vì giờ đây mình không nơi nương tựa, không nơi gửi gắm tình cảm. Trát Ba hình như là một tấm gương, soi chiếu một "tôi" khác, thằng "tôi" đang lẩn trốn trong bầu không khí bẩn thỉu của thành thị ồn ào.
Sáng hôm sau ngủ dậy, đánh răng rửa mặt xong quyết tâm làm năm mươi cái chống đẩy, cảm thấy chưa đã, lại làm thêm một bài thể dục nữa.
ra bảng thông báo của khách sạn, nhìn tờ giấy đã dán ở đó hôm trước : "Tìm tám người cùng đi thám hiểm thành cổ Lâu Lan." Thấy chỉ có một người để lại lời nhắn, viết: "Thằng điên !" Tôi nghĩ một lát, rồi viết thêm bên dưới: "Ngoài anh bạn Thằng Điên này ra, còn ai muốn đi nữa thì xin để lại lời nhắn."
Nhân viên phục vụ gọi tôi nghe điện thoại, là của công ty du lịch dã ngoại tổ chức đợt thám hiểm Lâu Lan lần này, họ nói trong tuần này nhất định phải chốt số người đi, nếu không sẽ hủy bỏ kế hoạch. Tôi gác điện ngoại, ngồi lỳ trong phòng đọc Ilias của Homere, đọc đến đoạn "Themis cầm chân Achilles nhúng xuống dòng sông Đen", liền gấp sách lại, hai tay ôm đầu, dựa lưng vào đầu giường trầm tư suy nghĩ một lúc lâu.
Buổi chiều nhàn rỗi không có việc gì làm, tôi lại mò ra chỗ Trát Ba.
Anh ta đang bận mài răng. Nhìn tôi cười cười, ra hiệu ngồi xuống, rồi lại tiếp tục mài răng. Tôi rút một điếu MOODS đưa cho Trát Ba, hai người ngồi lặng lẽ hút thuốc, không nói gì. Tôi mang cho Trát Ba một đĩa CD tuyển tập của The Beatles. Anh ta rất vui, liền mượn ngay máy nghe nhạc ở hàng bên cạnh nghe từ đầu đến cuối, đầu lắc lư lắc lư, không ngừng nhìn tôi cười cười. Đến bài "Hey ! Jude !" Trát Ba liền rống lên như tối qua, làm tôi bật cười sằng sặc.
Trát Ba lại đòi mời cơm.
Chúng tôi đi đón Kha Lan vừa tiễn đoàn du lịch đi, rồi đến quảng trường 1- 5.
Ba người gặp hàng nào là xà vào hàng đó, cơm thịt dê, mỳ kéo, bánh bao rán, mùi vị rất đặc biệt. Kha Lan muốn ăn kem, Trát Ba liền kéo cô bé sang quán giải khát cạnh đó, còn tôi thì đứng xếp hàng đợi thịt dê xiên nướng.
Sau đó, đã xảy ra một vụ tranh chấp kịch liệt.
Một đám thanh niên Tân Cương đòi lấn hàng tranh chỗ của tôi. Tôi không đồng ý, hai bên liền bắt đầu cãi nhau, một gã ăn mặc kiểu Kazakh bất ngờ đấm mạnh một cái, tôi không đề phòng bị gã ta đánh cho ngã lăn ra đất, đụng phải cái lò nướng, làm đồ đạc liểng xiểng rơi lên người. Đám thanh niên cười ồ lên, cứ như kẻ vừa bị đánh không phải người, mà là một con lợn vậy. Tôi lồm cồm bò dậy, đứng trân mắt nhìn bọn chúng cười. Đám thanh niên tưởng tôi muốn xin lỗi, lại ngạo mạn cười to hơn nữa, quay đầu đi không thèm nhìn tôi. Tôi lặng lẽ cầm một chiếc ghế băng dài, xông tới đập thẳng vào lưng gã vừa đánh mình. Gã thanh niên kêu lên một tiếng rồi gục xuống. Cả đám còn lại đều bừng bừng tức giận, vây lấy tôi vào giữa. Tôi biết là không xong, liền vứt luôn chiếc ghế trong tay xuống đất, định để mặc cho chúng muốn làm gì thì làm. Đột nhiên, một tên trong bọn bất ngờ ngã bổ nhào tới trước mặt tôi. Phía sáu là Trát Ba, anh ta một tay cầm cái ghế, một tay bảo vệ Kha Lan, ánh mắt lạnh lùng nhìn đám thanh niên còn lại, tựa như một con báo dũng mãnh trong sa mạc đang nhìn con mồi của mình vậy.
Cảnh sát đến nơi thì sự việc đã kết thúc. Đối phương một bị thương nặng, hai người không bò dậy nổi. Còn tôi thì bị đánh sưng tím mặt mũi, cánh tay không nhấc lên nổi. Trát Ba trúng một đao vào vai, vết thương rất sâu, hình như đã phạm vào đến xương. Cũng may là Kha Lan không sao hết.
Trát Ba bị thương vì bảo vệ tôi.
Vừa rồi lúc đánh nhau, thằng nhãi bị tôi đánh ngã lẻn ra phía sau, tay lăm lăm cầm dao Yengisar định đánh lén. Trát Ba liếc thấy liền xông tới ôm chặt lấy tôi. Lưỡi dao đâm vào bả vai ngọt sớt. Điều làm tôi kinh hãi là lúc bị đâm, Trát Ba không hề tỏ ra đau đớn, ngược lại còn mỉm cười nói với tôi: "Bây giờ thì chúng ta là bạn rồi !"
Đến bệnh viện băng bó, Trát Ba vẫn cứ như không có chuyện gì xảy ra, từ đầu đến cuối chỉ cười cười.
Nụ cười ngây ngô của Trát Ba làm tôi nhớ đến Quán Đầu, trong lòng chợt dâng lên một cảm giác ấm áp khôn tả.
Hôm sau Kha Lan phải theo đoàn du lịch đi hồ Kanasi, để Trát Ba để lại cho tôi chăm sóc, chúng tôi bèn quyết định dọn luôn vào khách sạn ở.
Thực ra phải nói là Trát Ba chăm sóc tôi mới đúng. Cậu ta chỉ bị thương ở vai, hành động vẫn bình thường. Còn tôi thì một tay không cử động được, rửa mặt tắm rửa đi toilet đều hết sức khó khăn, đều phải nhờ Trát Ba giúp đỡ. Lúc rửa mặt, cậu ta dấp ướt khăn, rồi lau mặt cho tôi, sau đó lại giặt sạch khăn, treo lên chỗ thoáng gió. Lúc đánh răng, Trát Ba bóp kem đánh răng, rót nước cho tôi, đợi tôi đánh răng xong, liền cầm chiếc cốc dính đầy bọt bẩn đem đi rửa sạch sẽ.
Chúng tôi ngồi nói chuyện, nói mệt rồi thì xem sách, xem sách chán lại nghe nhạc, nghe nhạc chán thì đi ngủ, tỉnh dậy lại tiếp tục nói chuyện, đói thì gọi quán anh cạnh đó mang đồ lên, vừa ăn vừa uống rượu, ăn xong lại nói chuyện tiếp. Mấy ngày sau, vết thương của cả hai đã đỡ nhiều, ban ngày tôi ra tiệm của Trát Ba giúp đỡ, đến tối chờ Kha Lan về, ba người chúng tôi lại dọn đồ đi ăn. Ăn xong thì vác bia ra chợ ngồi nhìn mọi người nhảy múa các điệu vũ Tân Cương đặc sắc.
Cứ đến chiều tối là có các ông già người Duy ra ngồi thành một vòng lớn dưới đất, thổi kèn, đánh đàn Donbula, gõ các loại trống khác nhau. Các cô gái chàng trai địa phương và các du khách đều hoan hỉ nhảy múa rất vui vẻ.
Trát Ba rất hào hứng, cậu ta kéo Kha Lan ra nhảy chung với mọi người. Họ dơ tay cao quá đầu, eo hông lắc theo nhịp điệu, mũi chân không ngừng nhún nhảy. Ánh hoàng hôn rải trên người họ, tạo thành một đôi bóng dài lắc lư trên mặt đất.
Tôi nhìn Trát Ba và Kha Lan, trong lòng bồi hồi cảm động.
Có lẽ hạnh phúc chính là đây.
Trở về khách sạn, cảm giác xúc động đó vẫn còn trào dâng như sóng cuộn.
Tôi ngồi nghĩ một lát, rồi chạy ra quầy, gọi điện cho Lông Mi ở nhà. Mãi không thấy ai bắt máy, đành bỏ cuộc.
Lại gọi điện về quán. Trà Sữa nghe máy, nó nói mọi chuyện đều ổn, bảo tôi đừng lo. Hỏi thăm Bì Tử, nhưng cậu ta không ở quán, không biết lại lượn đi đâu mất.
Tôi buông máy, ngồi ngẩn người ra trong sân một lúc lâu.
Đột nhiên nhận ra nếu có một người trong lòng để mà nhớ nhung, để mà lo lắng thì thật hạnh phúc biết bao ?
Chợt thấy xót xa.
Một hôm, Trát Ba đột nhiên quyết định đến các làng ở xa thu mua hàng hóa.
Tôi tỏ ý muốn đi cùng, cậu ta liền gật đầu vui vẻ đồng ý. Hai người thuê một chiếc xe hàng cũ kỹ rách nát, đem các đồ dùng cấn thiết khi đi đường vứt lên thùng xe, rồi tạm biệt Kha Lan, lên đường từ sáng sớm. Kế hoạch của tôi với Trát Ba là đi vòng ra phía Tây Bắc sa mạc Taklimakan, thẳng tiến theo con đường song song với sông Tarim.
Cậu ta bị ảnh hưởng của tôi, lúc lái xe nhất định phải nghe nhạc mới chịu được.
Tôi bật một album của Nirvana. Trát Ba hỏi ban nhạc nào đang hát ? Nghe tôi bảo là Nirvana, ca sĩ chính Kurt Coban đã tự sát. Cậu ta liền cười cười, bảo chẳng trách, nghe thứ nhạc này mà không tự sát mới là lạ, nói gì người đã viết ra nó. Rồi cậu ta lại hỏi tôi xem Kurt tự sát thế nào ? Tôi nói, ngậm họng súng vào miệng, rồi lẩy có, một tiếng nổ vang, đầu nát toét, vô cùng bi tráng. Trát Ba nghe xong thì cười, nói còn có chuyện bi tráng hơn nữa, chính là sau khi chết đi, được thiên táng trên tảng đá lớn ở di chỉ Cổ Cách, nằm đó cho lũ chim ưng đầu hói ăn thịt. Tôi hỏi tại sao phải đến tận Cổ Cách. Trát Ba nói đó là ngôi nhà tinh thần của cậu ta, nhà ở ngay gần đó, mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chỉ cần tới khu di chỉ đổ nát đó ngồi một lát là lập tức tìm được phương cách giải quyết, vô cùng thần ký. Tôi thay đĩa "Trở về Lasa" của Trịnh Quân vào, rồi cùng Trát Ba hưng phấn hát theo đến lúc khản cả cổ mới thôi.
Chúng tôi lái xe qua núi Thiên Cách Nhĩ cao vút. Đến chạng vạng tối thì đến được Korla.
Trát Ba dẫn tôi đến một khu chợ bán thổ sản địa phương. Ở đây có đủ thứ hình thù kỳ lạ, nhìn rất bắt mắt.Cậu ta cẩn thận xem xét từng thứ một, do dự hồi lâu trước một mảnh gỗ sứt mẻ lung tung, nghe nói mảnh gỗ này được lấy từ thành cổ Lâu Lan, giá rất cao. Trát Ba đứng thần người ra nhìn một lúc, thở dài vì đồ vật trong thành cổ bị trộm đem ra ngoài bán, rồi nói ước mơ lớn nhất đời mình là tìm ra một di chỉ giống như Lâu Lan hay Cổ Cách. Chúng tôi chọn mua một ít răng thú, sừng và da thú. Tối đến, hai người ngủ trong phòng ngủ chung của khách sạn, các khách khác cứ ngáy pho pho như sấm, trông chẳng khác gì cái chuồng lợn.
Trời mới tờ mờ sáng, Trát Ba đã gọi tôi dậy,
Xe hàng đi khỏi Korla, rời khỏi đường quốc lộ đi vào con đường nhỏ ghập ghềnh khúc khuỷu. Chắc bao lâu sau chúng tôi đã qua sông Khổng Tước. Trát Ba bảo con sông này nối liền hồ Bác Tư Đằng và Luobupo. Tôi nói có thể ngồi thuyền đi Luobupo. Hai người cùng cười phá lên. Nói đến Luobupo, tất nhiên không thể không nói đến Bành Gia Mộc và Dư Thuần Chân. Nhắc đến Dư Thuần Chân, Trát Ba có vẻ rất tôn kính, nói Dư Thuần Chân đã làm thay đổi cách nhìn của cậu ta với người Hán: hồi trước cứ luôn cho rằng người Hán không thể chịu khổ, chỉ biết ngồi ở thành phố mà châm chọc người sống trong sa mạc, Dư Thuần Chân đã cho cậu ta biết thế nào là anh hùng. Trát Ba có một nguyện vọng là được đến trước mộ Dư Thuần Chân, xem thử linh hồn của người anh hùng còn lẩn khuất nơi nao.
Đến trưa, thì chúng tôi qua sông Tarim, lên đến đường quốc lộ chạy ngang sa mạc.
Ngồi xuống ven đường, lấy bánh mì, thịt trâu và nước suối ra ăn nhồm nhoàm. Con đường trước mặt kéo dài mãi dài mãi rồi biến mất ở đường chân trời. Trát Ba nói cứ đi thẳng thì sẽ đến Tây Tạng, vùng đất của các linh hồn. Ăn xong, hai chúng tôi nằm xuống vệ đường nghỉ ngơi. Trát Ba nằm một lúc đã ngáy đều đều, còn tôi thì nằm nghe "Texas, Paris". Ở trong không gian này mà nghe thứ nhạc này thì quả thật không còn gì hợp hơn nữa. Thật khâm phục sự sâu sắc mà một cây ghita có thể tạo ra, sức hấp dẫn thậm chí còn mạnh hơn cả giàn nhạc giao hưởng.
Rời khỏi quốc lộ, đường đi càng thêm khó khăn. Chúng tôi đến Ca Thập thu mua một ít hàng hóa ưa thích. Nhưng không có răng báo của Trát Ba. Đối phương bật cười: "Thời buổi này biết đi đâu tìm báo bây giờ ?" Trát Ba không hề nản lòng, đi đâu cũng hỏi răng báo.
Chúng tôi rời Ca Thập, qua Diệp Thành đến Hòa Điền. Hòa Điền là một thị trấn nhỏ ở Nam Cương vẫn còn giữ được phong vị độc đáo của Tân Cương. Ở đây rất khó tìm được người nào nói lưu loát tiếng Hán, còn tiếng Duy của Trát Ba thì cũng chẳng ra sao, cuối cùng chúng tôi phải đến trường tiểu học mời một thầy giáo tiếng Hán làm phiên dịch. Tiếng Hán của thầy giáo người Duy này cũng không được ổn lắm, nhưng cũng có thể miễn cưỡng chấp nhận. Lúc đi, không có gì để cảm ơn, tôi liền lấy luôn quyển sử thi Ilias mang theo trong túi tặng cho ông ta.