Teya Salat
Trang chủ

Đọc Truyện Online

Tuyển Chọn Tiểu Thuyết, Tình Cảm Hay Nhất

Vườn hoang chết chủ

- Truyện: Vườn hoang chết chủ
- Tác giả: Quỷ đen
- Tình trạng: Update.
- Thể loại Truyen ma

PHẦN I: TÀN TÍCH NGÔI VƯỜN HOANG

Lĩnh xong số di vật của thầy từ người huynh đệ đồng môn, ông Lộ quyết không về lại Sóc Trăng mà đi một mạch xuống Trà Vinh, bởi ông biết ở đó đang cần đến ông.Một pháp sư cao tay! 
Ông Lộ vừ đi vừa hát khúc "Hảo Hán Ca" của những anh hùng Lương Sơn Bạc theo tiếng Hán, tiếng Nôm gì đó, người qua lại chỉ biết nhìn ông mộ cách lạ lẫm, có người bĩu môi, có người cười nhẹ, còn mấy gã bợm nhậu người ngợm bẩn thỉu trong quán cốc ven sông thì gọi lớn: Này lão điên! có uống biết uống rượu không? Dân miền Tây mà không biết uống rượu thì sống mần chi?! Ông Lộ không đáp, mấy gã trong quán nghĩ là lão này điên rồi nên nhìn lão một lát rồi xúm lại nói cái gí đấy xong rồi lại cười khoái trá nham nhở. 
  Ông Lộ đến Huyện cầu Kè, xã Thông Hoà, xóm Rạch Miễu, Trà Vinh vào một ngày nắng gắt. Ngồi vào một cái quán cốc ven sông, ông gọi một bình trà,ngồi lim dim hồi lâu ông hỏi chủ quán:con sông nhỏ này tên gì thế hở bác? Người chủ quán lẹ miệng: sông Trà Ngoa chớ sông chi? Thế anh đây không phải dân xứ này à? Ông Lộ thành thật: Chẳng dám khoe với bác đây! Tôi vốn người Sóc Trăng theo thầy học đạo ở Cần Thơ, tháng vừa rồi thầy tôi mất nên tôi phiêu diêu đến xứ Trà Vinh này, định tìm miếng đất dựng ngôi chòi nhỏ hàng nghề! 
Ông chủ quán tiếp lời: Này! Thật ra ông định làm gì đấy? Ở đây không chuộng nghề bói đâu! Vả lại từ khi giải phóng xong, nhà nước ta quản dân nghiêm lắm! Tôi thấy không xong đâu anh ơi! 
Ông Lộ cười nói: chẳng bói toán chi hết! tôi chỉ làm theo di nguyện thầy tôi! Tôi thành thạo tiếng Hán, thuật học kinh dịch, bói cỏ thi,...nhưng chẳng dùng tới chi, bởi lúc này đây việ cần không phải mấy thứ đó! Tôi thấy dưới sông này tuy nhò nhưng ma da đông như kiến cỏ, dãy đất phía nam xóm này âm khí thịnh lắm, chắc chắn hồn oan còn vương vất nên...Nói đến đây ông Lộ  ngập ngừng rồi đứng dậy chào chủ quán. Ông chủ quán vẻ mặt còn ngơ ngác chưa hiểu ý. 
  Ông vào xóm hỏi thăm đôi điều rồi dựng một cái chòi nhỏ gần cuối xóm. 
  ..... 
  Ở cái xóm Rạch Miễu này trước đây hoạt động cách mạng rộn lắm nên nó là tâm điểm chú ý của bọn Mỹ, Nguỵ. và cũng thật dễ hiểu tại sao nơi đây là nơi mà bọn giặc thẳng tay đàn áp. Chúng nó giết không biết là bao dân làng vì nghi là Việt Cộng, cứ cách vài ba ngày là chúng nó đến kiểm soát, nhận được tin phản loạn ở đâu đưa ra là chúng bắt người ngưới ngay và cũng không cần tra khảo chi hết có bao nhiêu người chúng đem quỳ xếp thành hàng ở dãy đất trống giữa làng và cứ thế mà xử bắn từng người một, bởi với đối tượng đặc biệt này chúng thà giết lầm hơn bỏ sót. 
  Bãy đất ấy sau này trở thành nghĩa địa, một cái nghĩa địa ngay giữa làng! Nghe đâu khu đất ấy còn có xác của người dân và mấy tên lính thời Pháp thuộc. Gọi là bãy đất chứ thật ra nó rộng lắm, ước tính sơ thôi cũng cả công đất lớn. Trong bãy đất ấy mồ mả tuy hơi thưa nhưng cả một công đất rộng thì số lượng mồ mả thật không ít. 
  Ấy vậy mà sau này lại có người đến ở khu đất ấy. Đó là ông Tư Bụng, nghe đâu quê ông ở Bến Tre nhưng làm nghề ghe củi nên vô căn vô cư. Sau giải phóng ông về lại quê nhưng miếng đất và mấy công ruộng nhà ông bị người ta chiếm mất rồi nên ông giận đời bỏ đi tứ xứ và cuối cùng đến Trà Vinh. Hôm đó ghe củi đi vào khúc sông này thì ông thấy người ta xôn xao, kẻ đứng trên bờ, người hụp lặn dưới sông, bàn tán xôn xao nói là đang mò xác cúa một con bé tắm sông mà không thấy lên, người ta nghi là do ma da rút mất. Vài người thất vọng la lớn: Thôi lên cho rồi mấy ông ơi! Ma da nó rút mất rồi, có cho đặng thì cũng ba ngày nữa nó mới nổi lên.Ông Tư tấp ghe vào bờ hỏi thăm thì họ cho biết khúc sông này ma da có thừa, đêm đến nó hay lên sưởi ở gần mấy cái lò rèn ven sông, gặp người tắm sông một mình thường hay rút mất xác, phải hai ba ngày sau mới nổi lên. Họ còn cho ông biết ở cái khu đất mà ngày xưa bọn giặc dùng làm bãy xử bắn nay đã thành nghĩa địa và đêm đến họ vẫn hay thấy ma không đầu, hay những cái bóng trắng dập dìu, mấy người đi soi ếch, soi nháy thường bị ma dấu trong bụi rậm, có người xấu số chết luôn. 
  Nghe vậy ông nghĩ thầm: chắc chỗ đất ấy chẳng ai dành giựt làm chi! Thôi mình đánh liều lên đó ở cho yên phận! Nói là làm, ông đến đó cất nhà ở mặc cho sự cản ngăn cúa vợ con. Và quả thật chẳng ai nói gì hay phản đối gì về việc ấy! 
  Khu đất ấy có chủ thì sẽ gọi là vườn, nhưng người dân luôn quen miệng gọi là nghĩa địa. Mấy đứa trẻ gọi nhà ông là nhà ma. Chẳng bao lâu sau vợ ông mất để lại mười một người con cho ông. Đến khi ông mất chúng tản đi lên Sài Gòn hết và khu đất ấy lại vắng lặng, có ngôi nhà ở đấy nhưng lại là nhà hoang nên nó chỉ làm cho người ta cảm thấy lạnh xương sống thêm thôi

PHẦN II: BIẾN CỐ PHÁT SINH. 



Tối hôm đó,sau khi chứng kiến cảnh người ta mó tìm xác đứa bé dưới sông, ông Tư đổ ghe lại xác bến sông ngay tại nơi mảnh đất hoang với ý đồ thăm dò. Nửa đêm mà ông cũng trằn trọc không ngủ và quyết định lên mui ghe uống nước trà, vợ con ông đã ngủ, một mình trên muôi ghe giữa những cơn gió gợn nhẹ, nước sông hơi khua động và lấp lánh phản chiếu ánh trăng, trong không gian màu xám bạc của đêm trăng khuyết, ông Tư cảm thấy vô cùng thoải mái, mát mẻ, ông cao hứng hát: "ngày xưa có anh Trương Chi..." thì bỗng ông nghe tiếng: "vút! vút!...". Ông hơi nghiêng đầu nhìn về phía cây còng sát phía sông cách ông khoảng ba mươi thước, trên nhánh cây ông tháy rõ ràng một người đàng ông bé nhỏ, thân hình gầy khòm, trên cơ thể chi chít những vết thương, càng ngạc nhiên hơn khi ông lại phát hiện ra hai người nữa. Hai tên lính Pháp! Không thể tinh vào mắt mình! Ông tự nhủ: 
  Quái lạ! Thực dân Pháp đã rời khỏi dây dễ hơn ba mươi năm nay, cớ sao lại xuất hiện ở chốn này?! 
  Rồi ông bần thần xem tiếp, hai tên lính đang cố hết sức vung roi vất vào thân xác người đàn ông bé nhỏ kia những ngọn roi xé gió, ông Tư vừa lạnh gáy, vừa thắc mắc... Vợ ông trong mui ghe chợt tỉnh sờ qua cái gối bên cạnh thấy mất chồng, bà kêu lớn: mình ơi mình! Tức thì đứa con út cũng ngồi bật dậy và khóc ré lên vì giật mình khi nghe tiếng má nó gọi ba. Ông Tư ngoảnh đầu lại nhìn thì cả ba người bí ẩn kia đã biến đâu mất, tựa như bốc hơi vậy. Nhớ tới lời của mấy người hồi chiều ông tự hỏi: "có khi nào đó là ba con ma?" Ông không sợ. Chui vào mui rồi ngủ một giấc đến sáng. 
  Sáng hôm sau, ông lên bờ vào xã xin phép chính quyền để ông được cất nhà trên khu đất ấy, coi như khai khẩn cho miếng đất bỏ trống ấy. Ông lại tìm quen vài người trong xóm, vài ngày sau ông nhờ họ phụ giúp ông cất nhà, lẽ dĩ nhiên họ sẵn lòng, người dân miền Tây luôn dễ giải. 
  Phía trái khu dất có bụi tre gai đã già lắm, ông hăm hở nhờ mọi người dốn xuống.Giữa trưa, trời nắng nhẹ, trong khu đất yên tĩnh ấy hoàn toàn tĩnh mịch.Cái xóm này xưa nay vốn yên tịnh vào giửa trưa, giờ đây trong khu đất chỉ có tiếng nói lầm thầm của mấy người ở đấy và thêm vào dó là tiếng cọ kẹt từ phía bụi tre, dẫu biết âm thanh đó vốn bình thường nhưng mọi người vẫn rờn rợn không ai dám nói nhiều.Họ tiến lại bụi tre, đốn hạ nhiều cây to, Ông Tư cảm động vì chân tình mà họ dành cho ông mặc dù ông là người mới đến còn xa lạ.Cây tre được hạ xuống và những cây thẳng nhất được chọn làm cột, hơi cong thì dùng làm nẹp vách và nó được xẻ ra, ông Sáu Vọng bật ngửa té nhào ra đất khi bổ cây tre ra vì ông đã bàng hoàng nhận ra trong ruột tre toàn là tóc và những chiếc răng người, phía chân răng còn đỏ vết máu. 

Phần III: Những ngày kinh hoàng 



Vậy đó! Vậy đó! Thấy chưa?Tôi đã nói rồi mà không nghe!Sao lại rủ tôi đến mấy chỗ quỷ quái này chứ! Ông Sáu vọng la toáng lên khi nhìn thấy tóc và răng người còn dính máu trong ruột tre.Mọi người đứng chết trân nhìn lăm lăm vào ruột tre, đó là những sợi tóc dài đang lẫn vào nhau một cách rối rắm, những chiếc răng to, màu hơi vàng, dưới chân răng còn dính máu tươi tựa như những chiếc răng vừa nhổ ra vậy.Tất cả mọi người ai cũng im lặng, ông Tư Lý thì lắc đầu. Chẳng biết ông lắc đầu vì chê ông Sáu Vọng nhút nhát hay là chính ông cũng thấy lạ và sợ.Có lẽ ông không có ý chê ông Sáu Vọng vì chính ông ấy là người bất ngờ nhìn thấy cảnh tượng ghê gớm ấy, ông la hoảng lên cũng là chuyện bình thường dễ hiểu và có thể ông cảm thấy lạ và hơi sợ bởi trong ruột tre mà lại mọc ra tóc và răng người thì quả là chuyện chưa từng thấy, ông đã từng trông thấy trong ruột tre có những con sâu to béo mà người ta hay gọi là "con đuôn" do một loài côn trùng đục lấy thân cây để đẻ trứng, lúc đó ông cho rằng đây đã là chuyện lạ rồi nào ngờ chuyện này còn lạ hơn và còn cả cảm giác sờ sợ. 
  Mọi người đứng chết trân khá lâu, chợt một cơn gió mạnh thổi ngang đưa đẩy bụi tre gai nghiêng ngã dữ dội, thân những cây tre cọ vào nhau những tiếng "kẹt, kẹt" vô tri nhưng ai nấy đều kinh hồn bạt vía. Ông Tư Bụng lo sợ chuyện này sẽ làm mọi người đổ xô mà chạy tứ tán về nhà hết. Nhưng ông đã lầm, người miền Tây luôn rộng rãi, phóng khoáng, sống nghĩa tình và đa phần là người "đinh đóng cột" nên việc họ đã hứa là sẽ làm cho trót. Ông Tư Lý nói lớn: "Nào!mần tiếp đi anh em ơi!" Mọi người có vẻ nghi ngại một chốc lát nhưng rồi cũng bắt tay vào tiếp tục công việc còn dang dở. 
  căn nhà sớm hoàn thành chỉ hai ngày sau đó. Nhà tranh, vách lá nhưng xem ra vững chãi lắm.Ông Tư Bụng hài lòng về căn nhà lắm nhưng còn bà Tư thì cứ nghiến răng trèo trẹo suốt ngày nói là ông chỉ giỏi đem chuyện rắc rối đến cho vợ con thôi. Và quả thật những ngày sau đó bà phải sống trong kinh hoàng cho đến ngày tạ thế. 
  Ông Tư xin vào làm tại một đội thi công đào con kinh(theo tiếng Bắc_Trung Bộ tức là con kênh).Đứa con gái lớn đi học may ở gần chợ huyện, thằng thứ ba thì suốt ngày đi bắt cá, chỉ còn bà và thằng Út ở nhà lo chuyện nhà nhưng thằng út thì còn quá nhỏ nên chỉ biết chơi thôi.Một buổi xế chiều nhưng trong khu đất nhà bà không còn ánh nắng bởi cây bụi khá nhiều,cũng chỉ có bà và thằng Út ở nhà, bà Tư ngồi lựa gạo phía trước hiên nhà, thằng út chơi đâu đó ở nhà sau.Chợt bà nghe tiếng dép lẹp xẹp men theo con đường cái dẫn từ ngoài đầu lộ vào nhà bà, tiếng dép lẹp xẹp mỗi lúc một gần, bà Tư thấy lạnh gáy và ngồi thừ ra, tom đập loạn xạ bởi tiếng dép này không phải của ai trong nhà hết, nó quá lạ! Còn hàng xóm thì ít khi ghé thăm bởi họ ngại chuyện khu đất, vả lại trời đã về chiều nên làm gì có ai thăm giờ này. rồi cái gì đến cũng đến cũng đến, trước mặt bà Tư xuất hiện một bà già ăn xin quần áo rách tơi, chân khập khiển mang đôi dép đứt quai nhưng hai chiếc khác hẳn nhau, có lẽ vì vậy mà mỗi bước đi của bà đều kèm theo những tiếng lẹp xẹp khó chịu. Bà ta run run đưa cái bát cho bà Tư miệng nói liên tục một câu:"làm ơn làm phước! Làm ơn làm phước...!".Bà Tư hoàng hồn khi nhận ra đây là bà lão bình thường thôi nên bà nói:"Chờ cháu chút!".Bà Tư chạy thẳng vào buồng trong kéo túi gạo dưới gầm giường ra, đoạn bà vơ cái túi cũ giắt trên vách xuống và lườn vài lon gạo cho bà già ăn xin, đang lay hoay chợt bà có cảm giác bất an kì lạ. Chợt một vật rơi xuống đất Đánh "phẹp" một cái kế cạnh bà, bà la toáng lên khi định thần nhìn kỹ đó chính là chiếc đôi dép kì lạ của bà già ăn xin, sao nó lại rơi từ trần nhà xuống? Chỉ có thể là...bà Tư ngước lên trần nhà và bà kinh hãi nhận ra bà già ăn xin dang thòng đầu xuống đất, chân đưa lên trời và bà ta hạ dần hạ dần xuống, đôi mắt mở to để lộ những đường chỉ máu đỏ ngầu, mái tóc pha sương rối mù và hôi hám của bà ta phủ xuống như che kín cả khuôn mặt nhưng đôi mắt thì vẫn lồ lộ ra đấy! Không còn đủ bình tĩnh nữa bà Tư té xỉu ra đất tại chỗ. Ít lâu sau tỉnh dậy bà thấy đôi dép không còn đó nữa, bà già ăn xin cũng mất tăm, bà ngồi phắt dậy chạy ra khỏi căn buồng kín tối tăm, ra đến giữa sân bà nhớ đến thằng út chơi phía sau nhà mà từ chiều giờ bà không nghe tiếng nó, lật đật chạy ra xem thì nó vẫn ngồi tựa vào vách nhà chơi trò bày hàng, mặt mày lem luốt. Bà Tư rơi nước mắt khi thấy con còn đó, bà cứ sợ... nhưng bà không dám nghĩ đến những điều xúi quẩy! 
  Bà Tư đem chuyện kể cho ông nghe nhưng ông không đáp lại mà chỉ ngồi thừ ra tựa như suy nghĩ gì đó.Bà không dám kể cho các con nghe vì sợ chúng hoảng lên, lúc ấy lại phát sinh nhiều rắc rối.Bà không nói nhưng mấy hôm sau chính thằng con thứ hai của bà lại gặp bà già ăn xin quái quăm ấy.Nói đúng hơn đó là một con ma! 
  Buổi tối đó thằng con trai thứ hai của ông Tư tên là Hưởng ngủ ở buồng trong vì nó có chứng lạnh dữ dội về đêm nên được nhường cho ngủ ở căn buồng kín đáo mà đáng lẽ ra đó là chỗ dành cho chị nó, một cô con gái đẹp tên Hạnh. Thằng Hưởng đang ngủ không hiểu sau lại bất thần tỉnh giấc và không ngủ được nữa, nó nằm im đấy và nghe tiếng lũ dế kêu rợp trong đêm. Chợt nó nghe tiếng lẹp xẹp ở gần đâu đó, nó không biết đó là âm thanh phát ra từ đôi dép chiếc này chiếc khác của bà già ăn xin mà má nó đã nghe từ mấy hôm trước. Nó nằm im lắng nghe tiếng lẹp xẹp ngày một gần và một cái bóng bà già xuất hiện đứng cạng mùng nhìn nó, nó sợ hoảng định kêu lên nhưng bà ta nói lặp đi lặp lại một câu: "theo tao!theo tao!...".Thằng Hưởng lập tức biến thành người mất hồn, nó vâng lời bà ta một cách răm rắp, nó khẽ vén mùng bước xuống đất và quên cả mang dép lần thần đi theo bà ta, nó mở nhẹ tấm cửa và đi theo bà già không dời gót.Giữa màn đêm cái bóng đen lù lù của một bà già dẫn theo một thằng nhóc đi phăng phăng giữa màn đêm lạnh giá, bà ta dẫn nó vào một căn nhà nhỏ gần đầu xóm rồi bà ta biến mất để lại một thằng nhóc ngơ ngơ ngẩ ngẩn đứng giữa sân nhà lạ.Ít lâu sau nó hoàn hồn lại và thấy mình đang đứng ở một nơi là lạ. Nó bắt đầu lạnh run lên, phần vì bệnh bẩm sinh, phần vì sợ khi nhớ lại chuyện nhìn thấy cái bóng bà già lúc nãy, nó xoay lung định tìm đương về nhà thì có tiếng người gọi lớn:"Ai đó! Đứng lại!" Nó hoảng hốt cắm đầu chạy miết, người đuổi theo tóm được cổ áo nó. Đó là anh cu Tùng con bà Năm Dân nửa đêm đi tiểu thì bắt gặp có người lửng thửng trong sân nhà, đuổi theo tóm được thì nhận ra là thằng Hưởng thường đi bắt cá chung với mình và lần nào anh cũng chia bớt phần cá củ anh cho nó bởi nó bắt kém lắm."Mày đó hả Hưởng?". anh cu Tùng ngạc nhiên:" mày lẻn vào nhà tao chi? Ăn trộm hả?".Không đợi thằng Hưởng giải thích anh lôi nó về nhà ông Tư gõ cửa bật bật đòi vào.Ông bà Tư hoảnh hồn khi biết con minh nửa đêm đi đâu về lại bị anh Tùng kéo về.Sau khi nó phân bày mọi việc anh Tùng biết là mình hiểu lầm nên bỏ về.Cha, mẹ và chị thằng Hưởng lo sợ không ngớt. 
  Thật ra về phía ông Tư ông cũng biết ở đây lắm ma nhiều quái, nhiều đêm vẫn thường nghe tiếng nói, tiếng thở dài, tiếng khóc,..cạnh vách nhưng ông chẳng sợ và không muốn các con biết nên giấu đi, không ngờ cả vợ và con trai đều bị ma nhát chỉ còn lại mỗi Hạnh là không việc chi. 
  Nhưng rồi cả Hạnh cũng vậy! Mấy tuần sau bà thầy dạy may của Hạnh lên Sài Gòn thăm bà con, Hạnh nghỉ ở nhà cho mẹ đi vơ củi cặp mé con sông. Cũng buổi chiều hôm đó Hạnh ra nhà sau rửa tay thì thấy phía bụi cây có một người phụ nữ còn trẻ bế con tiến về phía nhà mình, Hạnh thấy lạ nên đứng nhìn cô ta từ từ tiến lại Hạnh và đi phớt ngang mặt Hạnh mà không nói gì rồi lại đi vòng ra phía lộ đi mất dạng. Hạnh không nghĩ gì nhiều cho đó là người lỡ đường đi tắt qua thôi, nhưng ngày hôm sau sự việc lại tái diễn khiến Hạnh thấy lạ và rình thử, hôm đó Hạnh muốn té xỉu khi thấy người phụ nữ bế con ấy từ dưới đất chui lên chứ không phải người lỡ đường như Hạnh nghĩ, hạnh biết đó là hồn ma của hai mẹ con chết oan trong khu đất này hiện về.

Phần IV: CÔNG LAO ĐẦU TIÊN CỦA ÔNG LỘ



  Rồi cũng tới ngày đó! Ngày bà Tư tạ thế. Chẳng biết bệnh chi mà ông thầy lang cứ lắc đầu quầy quậy,ông cứ bảo: lạ quá! lạ quá!. Bà Tư cứ nằm bẹp trên giường mắt thẫn thờ. Một buổi chiều bà Tư kêu lớn:Cút đi!. Hạnh vội chạy từ dưới bếp lên hỏi dồn dập:"má! má!gì vậy má?gì vậy má?".
Bà Tư thều thào: có ông già ốm nhom, mặt trắng xanh dẫn theo bầy trẻ mặc tòan đồ trắng đến bên giường trừng mắt nhìn! má sợ quá!.Hạnh nghe thế cũng chẳng lấy chi làm lạ! Chuyện đó thường quá mà!.
  Bà Tư mất không lâu thì ông Tư cũng ốm nặng coi bộ khó lòng thọ thêm nữa. Cũng một chiều ông gọi thằng Hưởng đến nói:"con đuổi cái thằng cha đứng trước cửa sổ nhà mình đi! tía không thích thấy thằng chả!". Hưởng nhìn ra cửa sổ chẳng thấy ai.Rồi ông Tư cũng mất cả ba chị em không ai dám ở lại căn nhà ấy nữa!Sau đó bỏ đi đâu không ai biết.
**
**
Nói về ông Lộ từ ngày đến cái xóm Rạch Miễu này suốt ngày đóng kín cửa chẳng mấy khi bước ra khỏi nhà. Một buổi trưa ông đang ở nhà chợt có tiếng gõ cửa. Ông bước ra mở cửa thì thấy một gã béo lùn ăn mặc theo lối nhà giàu, hắn cúi chào ông Lộ rồi theo ông bước vào nhà.Hắn ta nói: con chào thầy!Thưa thầy con được biết thầy là thầy cúng nên nhờ thầy xem giúp! Nhà con đã mấy tháng nay mắc bệnh lạ, cứ buổi sáng thì nhức đầu, buổi chiều thì đau bụng. Thấy lang hết cách rồi!. Ông Lộ cười nói: Tôi không xem bói! Cũng không cúng quải chi hết!
Hắn ta vội van xin ríu rít, ông Lộ giận dữ quát lớn:Cái họa này do ông gây ra, nay lại đến hỏi tôi à?.Gã ta trố mắt nhìn tỏ vẻ không hiểu gì!Ông Lộ nói tiếp:dưới giếng nước đã lấp nhà anh có hai cái thây người!Một là của anh trai anh, hai là của chị dâu anh, họ là do anh giết chết nay cái họa này vợ con anh gánh lấy thì có chi là phiền não!. Nói rồi đẩy gã ra ngòai đường đóng sập cửa lại....

Còn nữa ..


[ ↑ Trên cùng